Bình gas bị đóng tuyết lý do tại sao ?

0
(0)

Mùa đông tạo sao bình gas lại đóng tuyết chân bình nhìn rất nguy hiểm ?

 Bình gas đóng tuyết chân bình kiến chúng ta cảm giác nhìn rất nguy hiểm. Đúng là khi bình gas đóng tuyết cũng là lúc bình gas bị hoạt động quá tải, cung cấp một lượng gas vượt quá tốc độ hoá hơi của bình gas. Hiện tượng này thường xảy ra ở các đơn vị có lượng sử dụng gas nhiều như sấy sơn tĩnh điện, lò nung gốm xứ, nấu ăn tập trung, các lò đốt nhôm, quặng, nhựa…..

Bình gas bị đóng tuyết chân bình
Bình gas bị đóng tuyết chân bình

 Vậy lý do vì đâu mà bình gas bị đóng tuyết như vậy ?

 Bình gas đóng tuyết là do nguyên nhân quá tải công suất. Thường do các đơn vị không có chuyên môn tư vấn thiết kế hệ thống cấp gas không tính toán được lượng sử dụng, yếu tố thời tiết, và tiết diện đường ống, hay số lượng bình chứa cần dùng cho hệ thống như thế nào. Nên dẫn tới hiện trạng bị tư vấn sai cho đơn vị sử dụng. Hiểu đơn giản là bình gas bị đóng tuyết là do hệ thống gas đang bị hoạt động quá tải và yếu tố thời tiết nhiệt độ giảm sâu cũng là một yếu tố dẫn tới hiện trạng trên.

Giải thích chi tiết về hiện tượng bình gas bị đóng tuyết chân bình !

  • Trước hết chúng ta cần tìm hiểu và nguyên nhân sâu xa dẫn tới bình gas bị đóng tuyết với bảng tính toán lượng gas hoá hơi của 1 bình gas 45kg hoá hơi tự nhiên như sau :
Bảng tính tốc độ hoá hơi gas
Bảng tính tốc độ hoá hơi gas

Như vậy 01 bình 45 kg bay hơi tự nhiên cấp 2,48 kgLPG/h tại nhiệt độ là 18 Độ C.

Đổi đơn vị:

1 kg LPG cung cấp nhiệt lượng 50MJ, 11.000 Kcal

1000 MJ = 0,252 Kcal.

1kg/cm2 = 10.000 mm nước = 1.000 mbar = 100 Kpa = 14,7 PSI.

11” WC nước = 280 mm nước = 0,028kg/cm2 = 2,75 Kpa.

  • Kết luận: Do vậy dựa vào bảng công thức trên ta tính toán đượng dựa vào thông số đầu đốt, thiết bị sử dụng tính toán được lượng bình gas có lắp đặt trong một hệ thống cấp gas. Vậy nên khi bình gas bị đóng tuyết là hiện tượng bình gas hoá hơi tự nhiên bị quá tải dẫn tới hiện tượng trên.
  • Sau đây chúng tôi đưa ra một ví dụ để tính toán lượng bình gas cần phải lắp bao nhiêu bình chứa để tránh hiện tượng bình gas bị đóng tuyết như trên.

Ví dụ : Tổng lưu lượng sử dụng gas là  : 20 Kg/h. => 20 : 2.8 = 7.1 Bình gas 45kg. Vậy chúng ta phải tính chọn số lượng bình chứa nhiều hơn gấp đôi nghĩa là 14 – 20 bình. Vì hiện tại bình gas hoá hơi 2.8kg/h Với bình chứa đầy. Khi bình gas còn lượng gas ít thì cũng có thể vẫn xảy ra hiện tượng trên.

Thế làm sao để giải quyết toàn bộ vấn đề bình gas bị đóng tuyết chân bình ?

  • Hiện nay đã có giải pháp xử lý được toàn bộ bình gas bị đóng tuyết chân bình bằng cách sử dụng máy hoá hơi gas. Được hiểu là sẽ không sử dụng bình gas hoá hơi tự nhiên nữa. Mà sử dụng bình chứa với loại van kép. Đưa vào thiết bị được gọi là máy hoá hơi cưỡng bức.
  • Giải pháp sử dụng máy hoá hơi cưỡng bức giảm 100% trường hợp bình gas bị đóng tuyết chân bình. Và áp suất gas luôn ổn định.
  • Giảm được 15% lượng gas bị lãng phí trong thời gian bình gas bị đóng tuyết chân bình.

Xem chi tiết bài viết giải pháp triển khai cho lò gốm : Giải pháp ổn định áp suất cho lò gốm 

Một số hình ảnh về hệ thống lắp máy hoá hơi cưỡng bức bạn vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn giải pháp : Mạnh Tuấn  – 0977041136

 

Loại bình gas có van kép rút lỏng
Loại bình gas có van kép rút lỏng
Máy hoá hơi gas cưỡng bức
Máy hoá hơi gas cưỡng bức

TUẤN LV

Kỹ Thuật Gas

Chịu trách nhiệm phát triển kênh Online công ty Lửa Việt Gas  ❤️️

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.