[ HỎI ] Khí gas có độc không

0
(0)

Bếp gas là dụng cụ nấu nướng rất phổ biến trong hầu hết các gia đình ở Việt Nam. Sử dụng khí gas sau khi xử lý để đun nấu là một phát minh rất hữu ích cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc là trong khí gas có mùi và liệu có độc hại cho người sử dụng hay người tiếp xúc trong thời gian dài hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu xem Khí gas có độc không trong bài viết này.

Thực chất, khí gas bản chất là chất không màu, không mùi nhưng do gas được sử dụng làm chất đốt, dễ cháy nổ nên để đảm bảo an toàn, kịp thời phát hiện sự cố nếu có rò rỉ hoặc cháy nổ nên nhà sản xuất đã thêm vào chất tạo mùi là khí Mtyl-mercaptane để dễ nhận biết, mùi đặc trưng là mùi trứng thối.

Ngộ độc khí gas

Ngoài ra, trong khí gas còn có thêm khí CO ( oxit carbon) khoảng 5 – 10% tùy loại gas sử dụng. Chất này được hình thành khi đốt cháy không hoàn toàn các nguyên liệu chứa nhiều hàm lượng carbon như khí gas, dầu hỏa, xăng, dầu, than, gỗ… trong điều kiện thiếu không khí. Chất này chính là nguyên nhân gây ngộ độc khí gas. Nguyên nhân là khí này sau khi đi vào cơ thể người theo đường hô hấp, thì kết hợp với hồng cầu trong máu và làm mất đi chức năng mang oxy đến các bộ phận của cơ thể do chất này nặng hơn oxy 300 lần, kết quả là cơ thể thiếu oxy, dễ gây ngạt thở. Ảnh hưởng của khí gas đối với cơ thể ngưởi chủ yếu ở dạng lỏng, ở dạng khí hầu như không ảnh hưởng, cụ thể như sau:

Đối với mắt: Nếu bị gas lỏng bắn vào mắt, có thể gây mù lòa, còn ở thể khí thì hầu như khí gas không gây hại cho mắt..

Đối với da: gây bỏng lạnh, đau nhói nhu kim châm ở vùng bị bỏng bởi khí gas lỏng nếu là bỏng nhẹ. Nếu nặng có thể gây cảm giác đau rát, bợt trắng hoặc vàng, thậm chí là phồng rộp và tử vong.

Đối với hệ hô hấp:

Trường hơp trúng độc khí gas nhẹ sẽ có các biêu hiện như đau đầu, chóng mặt, toàn thân mệt mỏi, buồn nôn, thậm chí mất ý thức nếu hít phải khí gas 5% trong không khí, còn nếu hít phải khí gas 1% thì mạch đập nhanh, mặt đỏ, môi tím tái, hôn mê, phản xạ của mắt và giác mạc với anh sáng trở nên chậm

Trường hợp bị trúng độc khí gas nặng khi hít phải khí CO trên 5% thì có các triệu chứng như hôn mê sâu, không còn phản xạ, trên da xuất hiện các vết đỏ hoặc bọng nước, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tràn dịch phổi, não úng thủy, hô hấp kém, tim loạn nhịp.. thậm chí là tử vong tại chỗ do các cơ quan nội tạng bị tê liệt, thiếu oxy.

Vậy cần làm gì khi có người bị nạn bởi khí gas. Cần đưa nạn nhân ra nơi thoáng khí bằng cách mở hết các cửa, cửa sổ, nới lỏng quần áo, thắt lưng, đầu để ngả ra phía sau, đảm bao thông đường hô hấp. Nếu nạn nhân bị ngừng thở thì cần hô hấp nhân tạo trong khi chờ xe cấp cứu đến. Trong khi sơ cứu nạn nhân bị nạn bởi khí gas cần tuyệt đối tránh gọi điện thoại, hút thuốc, đóng mở các công tác điện để tránh gây ra tia lửa dễ gây cháy nổ vì môi trường đang tràn ngập khí gas.

Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho câu  hỏi “ khí gas có độc hại hay không”. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khí gas, ngộ độc khí gas để việc sử dụng, bảo quản, lưu trữ gas được an toàn hơn. Thậm chí, biết cách xử lý trong tình huống có nạn nhân bị ngộ độc khí gas.

TUẤN LV

Kỹ Thuật Gas

Chịu trách nhiệm phát triển kênh Online công ty Lửa Việt Gas  ❤️️

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.