Khi LNG trong thời gian gần đây đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, ở bài viết này hãy dùng Lửa Việt Gas dự đoán xu hướng và nhu cầu sử dụng trong thời gian tới tại Việt Nam của khi LNG.
Tình hình thị trường khí LNG hiện nay
Như các bạn đã biết tháng 9 năm 2024 vừa qua PVGAS đã vận chuyển khí LNG được nhập tại cảng Thị vải – Vũng Tàu. Vận chuyển bằng tàu hỏa từ ga Trảng Bom, Đồng Nai tới ga Đông Anh – Hà Nội. Chuyển tàu mang sứ mệnh lịch sử của nghành khí của Việt Nam.
Lần đầu tiên miền bắc tiếp nhận khí LNG từ miền nam chuyển ra bắc. Cùng với đó như vậy xu hướng của khí LNG tại miền bắc sẽ như thế nào. Và sau này sẽ có những phương thứ vận tải hay nguồn hàng như thế nào. Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ những thông tin mà tôi sưu tầm được để cùng vận dụng trong lĩnh vực kinh doanh và sử dụng trong thời gian tới.
Phương thức vận chuyển LNG trong thời gian tới
Về chuyến tàu đầu tiên chuyển từ miền nam ra bắc với mục đích thử nghiệm phương thức vận tải, và dùng để chạy thử một số hệ thống của PVGAS nên chưa được phát kinh doanh cung cấp thương mại. Nhưng đó cũng là một phương thức vận tải thời gian tới sẽ có những phương thức vận tải như sau :
Vận tải bằng đường sắt trên trục bắc nam
Vận tải bằng đường biển từ thị vải sang các cảng ở hải phòng, thái bình, quảng ninh và được chuyển bằng xe bồn tới các đơn vị sử dụng
Vận tải bằng đường biển nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài về các cảng biển tại hải phòng quảng ninh sau đó được vận chuyển bằng xe bồn tới các đơn vị sử dụng.
Các dự án cảng đang được xây dựng ở việt nam hiện nay
Các Dự án LNG Tại Việt Nam
1. Dự án LNG Thị Vải – Bà Rịa Vũng Tàu
Công suất: Kho cảng LNG Thị Vải có công suất tiếp nhận và xuất kho LNG lên đến 1 triệu tấn/năm
Chủ đầu tư: PV GAS
2. Dự án LNG Hải Linh – Bà Rịa Vũng Tàu
Công suất: 4 triệu tấn/năm
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Dầu khí Hải Linh
3. Dự án LNG Sơn Mỹ – Bình Thuận
Công suất: 6 triệu tấn/năm.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH LNG Sơn Mỹ
4. Dự án LNG Quảng Ninh
Công suất: 1.500 MW
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Điện khí Quảng Ninh
5. Dự án LNG Chân Mây
Công suất: 4.000 MW
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Chân Mây LNG
6. Dự Án LNG Long An
Công suất: 3.000 MW
Chủ đầu tư: Vinacapital GS Energy Pte.Ltd
7. Dự án LNG Long Sơn – Bà Rịa Vũng Tàu
Công suất: 1.500 MW
8. Dự án LNG Thái Bình
Công suất: 1.500 MW
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam
Tàu vận chuyển khí LNG
Những khách hàng được ưu tiên sử dụng và cung cấp khí đầu tiên
Hiện tại những khách hàng sử dụng khí LNG phát thương mại dự kiến là những khách hàng có lượng tiêu thụ lớn, và đã hiện hữu sử dụng LPG được chuyển đổi sang LNG hoặc các nhà máy điện khí. Hiện nay việc cung cấp LNG ở các nhà máy mới chỉ là xây dựng trạm bồn LNG tại nhà máy của khách hàng và xe bồn LNG tới bơm vào. Phương án sử dụng LNG cung cấp theo đường ống vẫn chưa được triển khai và nghiên cứu.
Có thể xu hướng cấp LNG thời gian tới sẽ như vậy tương tự khí LPG hiện nay. Đây mới chỉ là nhận định riêng của cá nhân tôi. Khi LNG được cấp thương mại chính thức tại miền bắc thì chúng ta sẽ rõ ràng hơn và tôi sẽ cập nhật cho các bạn vào bài viết tới. Hiện tại ở miền bắc có 2 nguồn chính là của của PVgas và sắp tới sẽ là Hải Linh được vận chuyển bằng đường tàu hỏa hoặc tàu chở bồn ra miền bắc. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp khách hàng tham khảo và định hướng cho việc sản xuất kinh doanh sắp tới.